Vĩnh Long tập trung mọi nguồn lực đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới năm 2024

|

Vĩnh Long tập trung mọi nguồn lực đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới năm 2024

Từ đầu năm, UBND tỉnh Vĩnh Long đã ban hành Quyết định số 451/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nô;ng thô;n mới năm 2024 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Theo Kế hoạch, Vĩnh Long đặt mục tiêu đến cuối năm 2024 có thêm 5 xã đạt chuẩn nô;ng thô;n mới, 4 xã đạt chuẩn nô;ng thô;n mới nâng cao, 4 xã đạt chuẩn nô;ng thô;n mới kiểu mẫu và huyện Mang Thít thực hiện các tiêu chí huyện đạt chuẩn nô;ng thô;n mới. Đối với các xã đã đạt chuẩn nô;ng thô;n mới, nô;ng thô;n mới nâng cao tiếp tục nâng chất lượng, giữ vững tiêu chí giai đoạn 2021-2025 và xây dựng xã đạt chuẩn ở mức độ cao hơn; đồng thời tỉnh khô;ng có xã dưới 15 tiêu chí. Ước đến cuối năm, tổng số xã đạt chuẩn trên địa bàn là 80 xã nô;ng thô;n mới, 36 xã nô;ng thô;n mới nâng cao, 05 xã nô;ng thô;n mới kiểu mẫu.
 
Để chuẩn bị nguồn lực, Vĩnh Long dự kiến tổng nhu cầu vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nô;ng thô;n mới trên địa bàn tỉnh hơn 340 tỷ đồng; trong đó, vốn ngân sách Trung ương gần 170 tỷ đồng, số tiền còn lại là ngân sách tỉnh.
 

Các mô; hình kinh tế và sản phẩm đạt chuẩn OCOP góp phần đem lại nguồn lực để xây dựng nô;ng thô;n mới
ở Vĩnh Long

 
Để triển khai thực hiện Kế hoạch hiệu quả, ngay từ đầu năm Sở Nô;ng nghiệp và Phát triển nô;ng thô;n tỉnh đã ban hành kế hoạch kiểm tra, giám sát và đánh giá thực hiện Chương trình. Đây là bước đánh giá khách quan, toàn diện kết quả thực hiện Chương trình tại các địa phương, qua đó, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức triển khai thực tế, đảm bảo về tiến độ, thời gian, mục đích và yêu cầu của kế hoạch; đồng thời đề xuất các giải pháp và kiến nghị trong tổ chức thực hiện có hiệu quả.
 
Để thực hiện đạt mục tiêu, đối với nhóm tiêu chí hạ tầng kinh tế - xã hội, song song với thực hiện các cô;ng trình hạ tầng cơ bản trên địa bàn xã, ấp thuộc nhóm tiêu chí về hạ tầng nô;ng thô;n, Tỉnh thực hiện tốt và bền vững nhóm tiêu chí nội lực nô;ng thô;n như: Nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất, nhóm tiêu chí văn hóa - xã hội - mô;i trường, nhóm tiêu chí hệ thống chính trị.
 
Trong đó, Vĩnh Long đẩy mạnh phát triển sản xuất gắn với cơ cấu lại ngành nô;ng nghiệp theo hướng liên kết chuỗi giá trị của tỉnh đảm bảo chất lượng, thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển sản xuất nô;ng nghiệp, cô;ng nghiệp, dịch vụ trên địa bàn nô;ng thô;n. Tỉnh chú trọng thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nô;ng thô;n, phát triển các hình thức sản xuất tập thể, liên kết sản xuất để hỗ trực thúc đẩy sản xuất hàng hóa; phát triển làng nghề, góp phần tạo việc làm thường xuyên cho người lao động nô;ng thô;n nâng cao thu nhập. Đồng thời, tỉnh huy động các nguồn lực cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nô;ng thô;n mới, trong đó ưu tiên cho các lĩnh vực phục vụ nhu cầu của người dân như: Giao thô;ng, thủy lợi, điện, nước sạch…
 
Theo Sở Nô;ng nghiệp và Phát triển nô;ng thô;n tỉnh Vĩnh Long, trong năm 2024, đã theo dõi, hướng dẫn 07 xã đăng ký đạt chuẩn nô;ng thô;n mới (gồm các xã: Thanh Đức, An Bình, Nhơn Bình, Nhơn Phú, Bình Phước, Trung Thành Tây, Trung Chánh); 05 xã đạt chuẩn nô;ng thô;n mới nâng cao (gồm các xã: Hòa Phú, Tân Phú, Quới Thiện, Tân Thành, Hiếu Thành); 09 xã đạt chuẩn nô;ng thô;n mới kiểu mẫu (gồm: Hòa Ninh, Mỹ Hòa, Hậu Lộc, Hựu Thành, Thanh Bình, Tân An Luô;ng, An Phước, Đô;ng Thành, Đô;ng Bình).
 
Qua cô;ng tác kiểm tra, trên cơ sở tổng hợp báo cáo tiến độ tại các xã, đối với xã đăng ký đạt chuẩn nô;ng thô;n mới: Có 03 xã đạt từ 13-14 tiêu chí; 04 xã đạt từ 7-9 tiêu chí; xã đăng ký đạt chuẩn nô;ng thô;n mới nâng cao 05 xã đạt từ 12-14 tiêu chí; xã đăng ký đạt chuẩn nô;ng thô;n mới kiểu mẫu: Đạt cao nhất 04/05 tiêu chí, thấp nhất đạt 01/05 tiêu chí. Bên cạnh đó, các tiêu chí tự chọn về Giáo dục, Văn hóa, An ninh trật tự tại các xã theo đăng ký của xã đều đạt 100% theo kế hoạch.
 
Đối với tiêu chí huyện nô;ng thô;n mới của huyện Mang Thít, theo đánh giá của Ban chỉ đạo, Huyện đã đạt 01/05 nội dung, đó là: Có ít nhất 10% số xã trên địa bàn đạt chuẩn nô;ng thô;n mới nâng cao (đáp ứng đầy đủ mức đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ tiêu chí xã nô;ng thô;n mới nâng cao tỉnh giai đoạn 2021-2025). Riêng nội dung 05 về tiêu chí huyện nô;ng thô;n mới giai đoạn 2021-2025, Huyện đánh giá đạt 05/09 tiêu chí (1,2,3,4,6), còn 04 tiêu chí (5,7,8,9) đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện đảm bảo hoàn thành và tiến hành hoàn chỉnh hồ sơ trình Hội định thẩm định tỉnh thẩm định và trình Hội đồng thẩm định Trung ương xét, cô;ng nhận. Đã thực hiện huy động nguồn vốn đạt 643,45 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách trung ương 160,91 tỷ đồng, ngân sách địa phương: 482,54 tỷ đồng, vượt kế hoạch đặt ra.
 

Diện mạo nô;ng thô;n Vĩnh Long ngày càng khang trang, đẹp đẽ nhờ Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nô;ng thô;n mới

 
Tỉnh cũng đẩy mạnh cô;ng tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, phát huy sự tham gia tích cực chủ động của nhân dân và sự quan tâm của toàn xã hội; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho cán bộ phụ trách cô;ng tác xây dựng nô;ng thô;n mới các cấp, người dân cùng chung tay thực hiện Chương trình theo hướng bền vững, tiến tới xây dựng nô;ng thô;n mới thô;ng minh, hiện đại. Song song với việc thực hiện các mục tiêu đề ra, Vĩnh Long tiến hành rà soát lại các tiêu chí của các xã đã được thẩm định và xét danh hiệu xã nô;ng thô;n mới, xã nô;ng thô;n mới nâng cao theo Bộ tiêu chí giai đoạn 2016- 2020 thuộc kế hoạch thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2025 để thực hiện nâng tiêu chí đảm bảo phù hợp với Bộ tiêu chí nô;ng thô;n mới giai đoạn 2021-2025...
 
Trong những tháng cuối năm 2024, Vĩnh Long tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò của địa phương, cụ thể hóa các chủ chương, chính sách, nhiệm vụ của Trung ương và Tỉnh về thực hiện Chương trình xây dựng nô;ng thô;n mới. Một số giải pháp đặt ra là: (1) Tăng cường áp dụng sáng tạo các hình thức tuyên truyền, phát huy hiệu quả các hoạt động tuyên truyền xây dựng nô;ng thô;n mới trên địa bàn; đồng thời, phối hợp lồng ghép trong các chương trình hội nghị, hội thảo, tập huấn hoặc các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao cấp huyện, xã; (2) Tiếp tục huy động các nguồn lực thực hiện Chương trình: Tập trung huy động, quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nhất là xã hội hóa để xây dựng nô;ng thô;n mới (hiến đất làm đường, vật kiến trúc, ngày cô;ng lao động), vận động người dân tiếp tục tham gia các dự án, kế hoạch cơ cấu lại ngành nô;ng nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; (3) Tăng cường cô;ng tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình ở các cấp, các ngành. Có hình thức khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân điển hình, đồng thời tạo sự lan tỏa, hưởng ứng cho người dân cùng tham gia./.
 
Thu Hiền

Ứng dụng cá cược Green Pepper